Cẩm nang chi tiết về trà gừng: Tác dụng, cách pha chế và lưu ý khi sử dụng

Trà gừng được biết đến là một thức uống quen thuộc với mọi nhà. Không chỉ có mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ pha chế, trà gừng còn mang lại nhiều lợi ích, tốt cho sức khỏe của con người. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến các bạn những tác dụng của trà gừng, cách thức pha chế và những lưu ý khi sử dụng. Cùng chúng tôi tham khảo ngay nhé!

Vì sao uống trà gừng tốt cho sức khỏe?

Một thành phần không thể thiếu để làm nên ly trà gừng thơm ngon đó là củ gừng. Gừng là cây thảo, sống hàng năm, có ở mọi miền. Chúng vừa được dùng để làm gia vị vừa được dùng để làm thuốc. 

Trong củ gừng có chứa 2 nhóm tinh dầu chính. Một nhóm tạo nên mùi thơm: zingiberol, zingiberene, citran, borneol; và một nhóm chất tạo vị cay: gingerol, shogaol, gingerol. Mỗi cách bào chế sẽ cho ra những vị thuốc khác nhau từ gừng. Có thể dùng gừng ở dạng tươi hoặc phơi khô để chữa trị các chứng phong hàn, chướng bụng đầy hơi, tiêu đờm, trừ ho,…

Gừng không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe con người

Nhờ vị cay, tính ấm của gừng đã tạo nên trà gừng – thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Vậy tại sao chúng ta nên uống trà gừng mỗi ngày? Đó là nhờ 10 tác dụng của trà gừng mà chúng tôi sẽ liệt kê ngay dưới đây.

Khám phá 10 công dụng tuyệt vời của trà gừng

1. Chữa cảm hàn

Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, do tinh dầu kích thích quá trình sinh nhiệt giúp cơ thể thoát nhiệt ra ngoài, đổ mồ hôi. Vì vậy, khi bị cảm lạnh trong người chỉ cần một ly trà gừng ấm thì ngay lập tức cơ thể của bạn sẽ nóng dần lên.

2. Cải thiện tiêu hóa

Kích thích tiêu hóa, cải thiện hoạt động của dạ dày. Vì vậy, khi uống trà gừng có thể loại bỏ được chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Gừng có mùi thơm và vị cay, nên được sử dụng để làm nguyên liệu cho rất nhiều món ăn.

3. Giảm ho, làm thông mũi

tác dụng của trà gừng làm giảm ho, thông mũi

Nhóm chất tạo vị cay của gừng có tác dụng làm nóng đường hô hấp. Khi uống trà gừng, ngay lập tức cơ thể sẽ mất dần cảm giác nghẹt mũi. Đồng thời kích thích sự tiết dịch, làm dịu niêm mạc đường hô hấp phía trên (thanh, khí quản vùng cổ, ngực), giữ ấm cơ thể do đó giảm ho.

4. Trà gừng giảm các chứng đau xương khớp, đau cơ bắp

Nhóm chất tạo vị cay của gừng có tác dụng cải thiện tuần hoàn cục bộ. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, gừng có khả năng giảm chứng đau đầu gối do viêm khớp. Nhiều người trong số các bệnh nhân, uống chiết suất của gừng như trà gừng thì họ cảm thấy ít đau đầu gối hơn rất nhiều sau 6 tuần. Ngoài ra, gừng còn giảm đau cơ bắp trong hoạt động thể thao.

5. Tốt cho tim mạch

Một số nghiên cứu cho rằng, uống trà gừng mỗi ngày có khả năng ngăn ngừa bệnh tim và giúp cho sức khỏe tim mạch ngày càng tốt hơn. Tình trạng cholesterol cao trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc các loại bệnh về đường tim mạch. Trà gừng có tác dụng giảm cholesterol có hại đó. Đồng thời cải thiện lưu thông máu, ngăn ngừa các cục máu đông và các cơn đau tim.

6. Trà gừng có tác dụng điều hòa đường huyết

Gừng có tác dụng giảm lượng đường có trong máu, cải thiện đường huyết. Cũng như làm giảm insulin và triglyceride ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Để tránh mắc bệnh tiểu đường, bạn nên có một chế độ ăn uống và lối sống thật lành mạnh. Trà gừng là một lựa chọn tốt cho sức khỏe của bạn. 

7. Giảm những khó chịu khi tới ngày đèn đỏ

uống trà gừng giúp các bạn nữ dễ chịu hơn vào ngày đèn đỏ

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, các chị em thường cảm thấy đầy bụng và khó chịu. Để làm giảm đi sự khó chịu này, bạn nên uống một cốc trà gừng ấm. Bởi vì, gừng có tính cay nóng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, giảm bớt tình trạng co thắt ở tử cung của nữ giới. Do đó sẽ giúp giảm được hiện tượng đau bụng kinh khi bạn đến tháng.

8. Giúp giảm cân hiệu quả, cho vóc dáng cân đối

Trà gừng giúp chị em sở hữu một thân hình thon gọn

Thân hình quá khổ, thừa cân luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới khía cạnh thẩm mỹ, khiến con người trở nên tự ti, ngại giao tiếp, mà nó còn gây tổn hại đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc các bệnh như: mỡ máu, tiểu đường,…

Gừng chính là một loại nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng giảm cân hiệu quả. Trong gừng có chứa gingerol và shogaol hỗ trợ tăng độ pH của dạ dày, kiểm soát cholesterol và nhất là đẩy mạnh quá trình phân hủy chất béo. Giảm sự hấp thu mỡ và giảm cảm giác thèm ăn. Chính vì vậy, uống trà gừng có thể được xem là một cách để giảm cân hiệu quả.

9. Làm giảm buồn nôn

Gừng có tác dụng phòng và trị các chứng buồn nôn và nôn mửa trong trường hợp say xe, buồn nôn do mang thai và sau khi mổ, buồn nôn do thuốc gây ra. Nhờ tinh dầu tạo mùi thơm có trong gừng, giúp giảm bớt mệt mỏi và buồn nôn. Một tách trà gừng sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

10. Giảm các cơn đau đầu và tốt cho trí não

Chất kháng viêm có trong gừng sẽ giúp các mạch máu được thư giãn, kích thích não bộ làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn. Nếu bạn đang bị đau đầu hoặc căng thẳng, chỉ cần uống một tách trà gừng thì mọi cảm giác mệt mỏi sẽ tan biến.

Khi bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi một lý trà gừng sẽ làm bạn tỉnh táo hơn

 

Cách làm bột gừng nguyên chất tại nhà cực đơn giản

Như vậy, trà gừng có rất nhiều công dụng và chúng ta có thể sử dụng gừng tươi hoặc bột gừng để pha chế. Tuy nhiên gừng tươi chỉ sử dụng được trong một thời gian ngắn. Muốn bảo quản nó được lâu hơn thì chúng ta nên chế biến thành bột gừng.  Cách làm bột gừng cũng rất đơn giản. Sẽ thật thuận tiện nếu trong nhà lúc nào cũng có sẵn bột gừng để pha trà phải không nào. Vậy thì chúng ta hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết để xem cách làm bột gừng như thế nào nhé.

Bước 1: Chọn nguyên liệu

Phân biệt gừng Việt Nam và gừng Trung Quốc

Để có một hũ bột gừng chất lượng thì khâu chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng. Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều loại gừng có xuất xứ Trung Quốc. Loại gừng này không được thơm như gừng ta và có thể nhiễm độc gây hại đối với sức khỏe của con người. Vì vậy, các bạn nên lựa chọn loại gừng ta tức là gừng Việt Nam để làm. 

Nhìn qua thì hai loại gừng này có vẻ khá giống nhau, nhưng cách nhận biết chúng cũng rất đơn giản. Đối với gừng Trung Quốc, thường có vẻ ngoài trơn bóng, củ to múp, mọng nước, ít xơ, ít nhánh nhỏ và có màu hơi vàng. Còn gừng Việt Nam sẫm hơn, có hương  thơm, vị cay đậm đặc trưng, vỏ ngoài sần sùi, củ thì nhỏ hơn và nhiều nhánh, lõi nhiều xơ.

Sau khi đã phân biệt được loại gừng, bạn nên chọn những củ gừng càng già càng tốt, vì gừng càng già càng cho nhiều tinh dầu. Và nên chọn củ gừng tươi để có được chất lượng bột tốt nhất. Thông thường, 8kg gừng tươi mới làm được 1kg bột gừng khô.

Bước 2: Sơ chế và thái lát

Gừng rửa thật sạch với nước để loại bỏ đất cát bám trên vỏ. Ngâm gừng với nước muối khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước, để ráo, có thể gọt vỏ hoặc để nguyên vỏ. 

Sau đó, thái gừng thành từng lát mỏng khoảng 3mm, không thái quá dày khiến lát gừng lâu khô cũng không nên thái quá mỏng làm tinh dầu trong gừng bay hơi.

Bước 3: Phơi khô

Gừng đã được thái lát đem phơi khô dưới nắng. Nên phơi gừng trên mặt phẳng sạch, tránh bụi bẩn bám vào. Cần phơi gừng dưới nắng to, gắt như vậy gừng mới nhanh khô và không bị ẩm. Phơi đến khi miếng gừng khô giòn, bẻ thử lát gừng để kiểm tra độ ẩm, thấy bên trong khô giòn là được. Nếu gừng còn dai không bẻ được thì nên phơi tiếp, tránh tình trạng vẫn còn ẩm,mà đã đem xay thành bột, khiến bột khó bảo quản dễ bị ẩm mốc.

Bước 4: Xay thành bột gừng

bột gừng nguyên chất

Cho những lát gừng đã được phơi khô vào máy và xay cho thật mịn. Bột gừng đã xay xong thì nên rây lại một lần để bột thêm mịn và thoáng khí. Sau đó, cho bột vào hũ nhựa hoặc hũ thủy tinh có nắp đậy kín. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

 

Cách pha trà gừng có lợi cho sức khỏe

Bạn có thể dễ dàng mua được những gói trà gừng vô cùng tiện lợi ở siêu thị. Nhưng bạn sẽ không thể đảm bảo là chúng được làm từ những nguyên liệu sạch. Hơn nữa, trà gừng tươi bao giờ cũng tốt hơn những gói trà pha sẵn. Cách pha những tách trà gừng cũng rất đơn giản. Bạn có thể sử dụng củ gừng tươi hoặc bột gừng tùy theo nguyên liệu có sẵn tại nhà. Cách làm bột gừng thì chúng ta đã được hướng dẫn, còn dưới đây là 2 cách pha trà gừng đơn giản, được nhiều người áp dụng nhất:

Cách 1: Pha trà gừng với củ gừng tươi

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Khoảng 4 – 6 lát gừng tươi đã được rửa sạch, gọt vỏ, thái mỏng. Bạn có thể thêm nhiều lát gừng hơn để trà đậm hơn.
  • Khoảng 470 lít nước.
  • Nửa quả chanh.
  • Mật ong (nếu có).

Trà gừng với củ gừng tươi, mật ong và chanh

Cách pha:

  • Đầu tiên, cho nước và những lát gừng đã được chuẩn bị vào nồi.
  • Đun sôi nồi nước trong 10 – 20 phút, tùy thuộc vào mức độ đậm nhạt của trà mà bạn muốn.
  • Cuối cùng, nhắc nồi xuống bếp rồi thêm nước chanh và mật ong cho hợp khẩu vị.

Cách 2: Pha trà gừng với bột gừng đơn giản

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Khoảng 0.9 – 1.8g bột gừng.
  • Khoảng 250ml nước.
  • Mật ong hoặc đường thốt nốt.

Thưởng thức ly trà thơm ngon với bột gừng xay sẵn chỉ trong một nốt nhạc

Cách pha:

  • Đun sôi nước.
  • Tiếp đó, đổ bột gừng vào và tiếp tục đun hỗn hợp trong vòng 2 phút. Lưu ý, lúc này đun với lửa nhỏ.
  • Thêm mật ong hoặc đường thốt nốt tùy sở thích.
  • Đổ trà gừng ra ly, uống nóng sẽ ngon hơn.

Những lưu ý và lời khuyên sử dụng trà gừng đúng cách

Bên cạnh công dụng cải thiện sức khỏe mà trà gừng mang lại. Bạn cũng cần biết đến một vài lưu ý cũng như tác dụng phụ của trà gừng khi uống quá nhiều dưới đây nhé.

Không phải ai cũng uống được trà gừng

Những người thường xuyên mất ngủ, khô cổ họng, táo bón hoặc bị áp xe phổi, bị lao, viêm loét dạ dày, viêm túi mật, tiểu đường, đang mọc mụn, mắc các bệnh về gan, bệnh trĩ,… đều không nên ăn gừng hoặc uống trà gừng.

Không nên uống quá nhiều trà gừng

Mặc dù trà gừng rất tốt nhưng nó có thuộc tính nhiệt nên uống nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.

Khó chịu trong bụng

Khi ăn đồ cay nóng khiến bạn bị đầy hơi, ợ nóng và buồn nôn. Lúc này, bạn nên hạn chế lượng gừng khi uống trà gừng xuống khoảng 4mg/ngày. 

Đối với người bị tụt huyết áp

Gừng có tác dụng làm giảm huyết áp và loãng máu. Vì thế nhiều người có thể cảm thấy hơi choáng váng sau khi uống trà. Đối với những người đang sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc dùng thuốc loãng máu thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Sốt cao không uống trà gừng

Uống trà gừng có thể làm giảm bớt tình trạng cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu sốt cao mà uống loại trà này rất không nên. Bởi vì gừng có tính nhiệt, sẽ khiến thân nhiệt của bệnh nhân tăng lên cao hơn, gây tổn thương mạch máu, thậm chí là xuất huyết.

Có thể thấy, trà gừng rất dễ làm nhưng tác dụng mà nó mang lại thì không hề nhỏ chút nào phải không các bạn. Chỉ cần một ly trà gừng mỗi ngày, sức khỏe, tinh thần của bạn sẽ được cải thiện một cách tự nhiên đấy. Đến đây, hãy note ngay bài viết để xem lại khi bạn quên công thức pha chế. Và cũng đừng quên theo dõi các bài viết mới trên website để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích khác nhé.

Nên uống trà gừng khi nào?

Người xưa có câu: “Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín” ý nói tác hại ăn gừng khi dùng vào buổi tối. Tức là, uống trà gừng vào buổi sáng và buổi trưa là tốt cho sức khỏe nhất. Vì sao lại vậy?

Uống một ly trà gừng vào mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe

Thường buổi sáng sau khi ngủ dậy, khí trong dạ dày nhiều, uống một chút trà gừng sẽ làm cho dương khí bốc lên, thúc đẩy tuần hoàn, kích thích tiết dịch dạ dày, cải thiện tiêu hóa. 

Nhưng nếu bụng bạn đang trống rỗng, uống trà gừng có thể gây kích thích dạ dày, kích thích túi mật gây nên những cơn đau dạ dày. Để tránh ảnh hưởng đến dạ dày, những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm nên ăn nhẹ trước khi sử dụng trà gừng. Đồng thời không nên uống một lúc quá nhiều.

Lời Kết

Có thể thấy, gừng là một loại thực phẩm vừa rẻ, dễ tìm, dễ chế biến, mà công dụng của nó mang lại, nhất là trà gừng thì không hề nhỏ chút nào phải không các bạn. Chỉ cần thưởng thức một ly trà gừng ấm nóng mỗi ngày, sức khỏe, tinh thần của bạn sẽ được cải thiện lên rất nhiều đấy. 

Tuy nhiên cũng đừng quên những lưu ý khi sử dụng mà chúng tôi đã nhắc đến nhé. Đừng quên note lại những công thức pha chế và theo dõi các bài viết mới tại Trà Đà Nẵng để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích khác nhé.

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *